Vì sao mình lại được gọi là cây Táo?
25/01/2018
[ThaiHaBooks] “Gọi mình là “cái cây”, gọi mình là “cây táo”, “cây quýt”, “cây cam”, “cây bưởi”…
Ai đặt cho mình cái tên như vậy nhỉ?
Từ đâu và khi nào mình lại có tên?
Mình có thực sự cần tên không nhỉ?
Nguồn gốc của mình, ông bà, bố mẹ, tổ tiên mình đều cứ vậy mà lớn lên trong Thiên Nhiên. Mình ở đây cùng bao bạn khác, nào cây bác cao lớn, nào dây leo quấn quýt với nhau, nào các bạn nhỏ bé ngay sát dưới chân mình, nào các bạn hì hụi đào bới kiếm thức ăn, rồi cả những màng dây tơ bắc qua cành và lá mình… Rồi đằng kia kìa, có bạn đang leo trèo qua thân, cành của chúng mình, có bạn nữa ngó nghiêng và cất lên âm thanh cao vút, thật là vui!
Ôi là bao nhiêu hoạt động, bao nhiêu là điều thú vị cứ đan xen, tiếp nối như dòng sự sống tuôn chảy không ngừng nghỉ. Mỗi điều diễn ra đều được duy trì ở trạng thái cân bằng tự nhiên giữa các “cộng đồng loài” đa dạng.
Cuộc sống của mình hồn nhiên, vui tươi và đầy sức sống như vậy đó.
Cho đến một ngày…
Điều gì đó đã đưa mình đến đây, nơi mà mình có tên gọi là “cây Táo”, có vài cây khác tên là cây bưởi, cây chuối, cây quýt… Sao không gọi mình là bưởi hay cam mà là Táo nhỉ? Ừ mà mình có phải là cây hay là gì nhỉ?
Mỗi ngày, mình được tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều tối, lâu lâu được bón thêm chất gì đó, phun thứ nước gì đó lên mình – mùi rất khó chịu. Thân mình bị buộc dây, rồi bị cắt bớt cả cành cả lá, rồi dưới mặt đất, ngay chỗ bộ rễ của mình được bám xuống chẳng còn có bạn nào hì hục đào bới nữa, chẳng có âm thanh nào nữa, chẳng có cây bác bên cạnh, chẳng có dây leo, chẳng có cây em, chẳng có cây bạn…
Đọc bác Kimura với “Quả táo thần kỳ” rồi tìm đến “Cuộc cách mạng một cọng rơm” của bác Fukuoka, chợt nghĩ: Có khi nào ta hỏi các bạn cây ở trong vườn nhà ta: Bạn có thích sống ở đây không? Rằng có thực sự các bạn cần một tên gọi như ta vẫn hằng gọi. Có thực ta đang nhìn được, thấy được, hiểu được Tự nhiên?
Bạn Cây ơi, Thiên Nhiên ơi, Đất Mẹ ơi, ta biết ta đang đi sai đường rồi.
Rằng, “thứ được nhìn nhận là tự nhiên cũng chỉ là ý tưởng về tự nhiên nảy ra trong tâm trí mỗi người mà thôi. Kẻ thấy được tự nhiên thực thụ là những đứa trẻ. Chúng nhìn mà không nghĩ suy, thẳng tuột và trong sáng. Thậm chí nếu chỉ gọi tên cây cối, ví dụ một cây quýt thuộc họ cam quýt, một cây thông thuộc họ thông thôi thì tự nhiên đã không còn được thấy đúng trong nguyên bản của nó nữa rồi”. – trích lời cụ Manasobu Fukuoka.
Rằng, một đối tượng được nhìn tách biệt khỏi tổng thể thì không còn là thứ có thực nữa.
AN

Quán quân Tôi đọc sách 2016 gọi tên ai
20/11/201619h30 ngày 20/4/2016, đêm Chung kết cuộc thi Tôi đọc sách 2016 với chủ đề “Cuốn sách tử tế” đã được tổ chức tại Hội sách Công viên Thống Nhất,...

Reading tour buổi 3 và 20/03/2017 Sinh hoạt CLB Yêu sách Thái Hà
15/03/2017Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 18h00 thứ 2 ngày 20/03 tại Nhà sách Thái Hà 119, C5 phố Tô Hiệu, P Nghĩa Tân, Q Cầu Giấy, Hà Nội....
![[Review] Tôi trồng cỏ bốn lá](https://thaihabooks.com/wp-content/uploads/2019/01/hinh-nen-co-4-la-16-1024x576-2.jpg)
[Review] Tôi trồng cỏ bốn lá
14/01/2019Theo như lời Thầy dậy và con cũng đc nhìn thấy thì đại đa số những người thành công phần lớn đến từ may mắn do họ có thể tạo...
Thái Hà Books và CLB Yêu sách Thái Hà nhận giấy khen của Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM
16/11/2016[Thaihabooks] Chương trình “Ngày đọc sách 2013” đã diễn ra thành công tốt đẹp cùng với những kết quả đạt được, Sở Thông tin và Truyền thông đã trao tặng...