Vị trí ngồi trong bàn họp quan trọng như thế nào?
11/11/2017
Trong phong tục tập quán độc đáo của Nhật Bản, có thể thấy rõ sự liên hệ mật thiết giữa vị trí ngồi với địa vị của người ngồi, như lãnh đạo thường ngồi ghế trên và nhân viên thường ngồi ghế dưới. Thế nhưng, rất ít người biết cách tạo ấn tượng hay điều chỉnh mối quan hệ với đối phương thông qua chỗ ngồi. Dù là trong trường hợp trao đổi trên bàn tròn đi chăng nữa, tùy vào vị trí ngồi mà hiệu quả tâm lý ảnh hưởng tới đối phương cũng khách nhau.
Hãy nhìn vào bức tranh dưới đây.
Trong các buổi họp hay buổi thảo luận, bạn hay ngồi ở đâu? Để cuộc hội thoại được tiến hành thuận lợi, ngồi chỗ như thế nào, vị trí ra sao là hợp lý? Hãy xem ví dụ dưới đây và chọn ra một chỗ thích hợp:
A/ 1
B/ 2
C/ 3 hoặc 6
D/ 4 hoặc 7
E/ 5 hoặc 8
Trong hình trên, ta có thể thấy vị trí 1, 2, 4, 7 được sắp xếp cho các nhà lãnh đạo. Những người ngồi ở vị trí 1 và 2 thường là kiểu người chuyên quyền, những người lãnh đạo ngồi ở vị trí 4 và 7 thường là kiểu người dân chủ coi trọng quan hệ cá nhân và được cho là ôn hòa.
Những người muốn nắm quyền làm chủ cuộc họp, đầu tiên nên đảm bảo vị trí nào trong các vị trí 1, 2, 4, 7? Trong trường hợp muốn dùng ngôn ngữ để thuyết phục và nhanh chóng lôi kéo người khác, họ nên chọn vị trí 1 hoặc 2, còn trong trường hợp muốn vừa nói chuyện với mọi người vừa muốn đưa ra quyết định thì chắc chắn họ nên ngồi ở vị trí 4 hoặc 7.
Việc ai ngồi đối diện với bạn hay ai ngồi cạnh bạn cũng mang lại trạng thái tâm lý khác nhau. Ngồi đối diện trực tiếp có nghĩa là bầu không khí đối lập, dù thế nào cũng có cảm giác áp lực. Những người ngồi đối diện nhau dó có tiếp xúc mắt nên dễ xảy ra tâm lý bài trừ giống như hai cục nam châm cùng chiều nhau.
Trong cuộc hội đàm hai người, như trong những hội nghị đầu não, hai người tham gia thường không ngồi đối diện nhau mà được xếp vị trí ngồi ở hướng hơi chếch với vị trí ngang bằng nhau. Việc không ngồi đối diện nhau chính là để tránh tối đa cảm giác đối lập và đảm bảo duy trì được bầu không khí cùng thảo luận mang tính hữu nghị. […]
Thế nhưng, tại sao ngồi bên cạnh lại không có cảm giác đối lập như ngồi chính diện? Bởi vì khi ngồi ở vị trí bên cạnh, chúng ta sẽ không tiếp xúc mắt chính diện với nhau, do đó cả hai bên sẽ không có tâm lý bất an và lo lắng. Hơn nữa, cùng hướng về một phía có nghĩa là đang nhìn cùng một thứ nên sẽ dễ nảy sinh đồng cảm hơn.
[…]
Do đó, tùy vào vị trí ngồi mà chủ đề câu chuyện và ấn tượng của các bên về nhau cũng khác. Hãy lưu ý tùy vào mục đích và hoàn cảnh mà thay đổi vị trí chỗ ngồi để tạo được sự thu hút cho bản thân.
(Trích Đến thượng đế cũng phải đồng ý – Wataru Kanba)

CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ NGŨ GIỚI CHO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
15/10/2019[Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam] Ngũ giới rất gần với khái niệm về quyền con người. Năm nguyên tắc này là sự tôn trọng chung/phổ quát gồm quyền được...

Tại sao lại sống không rác?
14/11/2019"Trong tự nhiên, không có gì là rác thải cả" - David Suzuki Ý tưởng về một hệ thống không có bất cứ thứ gì bị lãng phí không phải...

Thưởng trà dưới mái hiên nhà – Ngồi xuống đây, mình kể nhau nghe về thú vui bình dị của người Việt
11/06/2021[ThaiHaBooks] Thưởng trà dưới mái hiên nhà là cuốn sách về trà lần đầu tiên được viết bởi đôi vợ chồng Việt Bắc – Ngọc Linh, chồng là người đã...

Cách người Do Thái dạy con Sống tử tế
12/09/2019[ThaiHaBooks] Cách đây nhiều năm, vào một buổi chạng vạng mùa xuân thật dễ chịu ở thủ đô Washington D. C., vợ tôi cùng ba đứa con đi bộ về nhà...