Chào mừng bạn đã đến với Thái Hà Books!

Vô môn quan

16/11/2016 Vô môn quan

[Phunuonline] Vô môn quan là tác phẩm nổi tiếng của Vô Môn Huệ Khai (1183 – 1260), NXB Lao động Xã hội vừa ấn hành qua bản dịch của cư sĩ Trần Tuấn Mẫn.
Dịch giả cho biết: “Chúng tôi là kẻ hậu học, tuy kiến thức chữ nghĩa và thực lực hành trì chẳng bao nhiêu, cũng đem hết sức mình dịch cuốn Vô môn quan này ra Việt ngữ, gọi là để đóng góp vào công cuộc chấn hưng thiền học hiện nay”.

Vô Môn Huệ Khai là một vị thiền sư Trung Quốc thuộc hệ phái Dương Kỳ tông Lâm Tế, nối pháp thiền sư Nguyệt Lâm Sư Quán. Trong tập sách Vô môn quan, tác giả ghi lại 48 công án, mỗi công án được bổ sung thêm một lời bình và một bài kệ. Những bài kệ tụng này được xem là những kiệt tác của văn chương Phật giáo tại Trung Quốc. Vô Môn Huệ Khai cho biết trong lời tựa: “Huệ Khai tôi nhân mùa an cư năm 1228, đến chỉ đạo việc học tập cho tăng chúng ở chùa Long Tường huyện Đông Gia. Người theo học tùy theo trình độ tu tập đã đặt ra những câu hỏi cho trường hợp cá biệt của mình. Nhân đó, tôi mới lấy công án của người xưa trao cho họ như viên ngói dùng để gõ cửa và tùy theo căn cơ của mỗi người mà hướng dẫn”.
Khi đọc tác phẩm này, chúng ta sẽ đặt câu hỏi: “Phải đến với thiền như thế nào?”. Người xưa từng nói, thiền là một quan ải hiểm nghèo, không cửa, thách thức bước tiến của tâm linh. Vậy đã nhất quyết bước tới, sấn cho đến tận cửa, chúng ta vẫn cố thẳng lưng mà vượt qua. Sự “vượt qua” ở đây không phải là cách chỉ dẫn mà là các “công án thiền”. Chẳng hạn, công án Hai tăng cuốn rèm:
“Trước giờ trai, các học tăng đến tham hỏi ngài Đại Pháp Nhãn ở chùa Thanh Lương. Sư giơ tay trở bức rèm. Bấy giờ có hai ông tăng cùng ra cuốn rèm.
Sư nói:
– Một được, một mất.
Công án này, tùy vào nhận thức mỗi người đọc có sự cảm nhân khác nhau. Riêng tác giả có lời bàn: “Thử hỏi ai được ai mất? Nếu thấy được chỗ này thì thấy được chỗ lải nhải của Quốc Sư Thanh Lương. Tuy vậy, kỵ nhất là việc so đo chỗ được mất. Cuối lời bình còn có kệ tụng:
Rèm cuốn trông vời chốn thái không,
Thái không vẫn chửa hợp nguồn tông.
Chi bằng gạt hết từ nơi ấy,
Một mạch liền liền gió chẳng thông.
Qua dẫn chứng trên, ta thấy rằng để hiểu một “công án thiền” thật không dễ dàng đúng như tác giả đã cho biết: “Nếu có ai thật tâm quyết ý muốn tu thiền mà không tiếc thân mệnh thì có thể đi thẳng một lèo vào cánh cửa này. Lúc đó thì có lẽ Đại Lực Quỉ Vương có ba đầu sáu tay như thái tử Na Tra cũng không thể ngăn cản được. Ngay cả 28 đời Phật tổ bên Thiên Trúc hay 6 đời tổ sư thiền Trung Quốc nếu vướng phải đường tiến của anh ta, chắc chỉ mong sao thoát thân toàn mạng. Tuy nhiên, nếu ngần ngừ một chút không chọn con đường này thì sẽ giống như người nhìn ngựa phi qua song cửa, chỉ trong một nháy mắt, không còn cơ hội bắt kịp chân lý nữa”.
Với tập sách này, đọc chậm rãi, ngẫm nghĩ, chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị.

L.K

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
64 nước cờ trên bàn thương lượng

64 nước cờ trên bàn thương lượng

16/11/2016

[DNSG] Thương trường như chiến trường. Đối với những nhà kinh doanh, chiến lược gia luôn là những người đứng đầu, những thuyền trưởng tài ba của con thuyền với những...

TS Nguyễn Mạnh Hùng: “Người Việt uống 4 tỉ lít bia, 300 triệu lít rượu/năm, nhưng tại sao lại không thể đọc sách 10 phút mỗi ngày?”

TS Nguyễn Mạnh Hùng: “Người Việt uống 4 tỉ lít bia, 300 triệu lít rượu/năm, nhưng tại sao lại không thể đọc sách 10 phút mỗi ngày?”

21/04/2017

[Soha.vn] Hôm nay là Tết sách của Việt Nam. Hãy cầm một cuốn sách và đọc để bắt đầu một hành trình dài của trí thức và văn hoá. Đừng ngập...

Khám phá nhân sinh duy tân

Khám phá nhân sinh duy tân

04/03/2017

[DNSG Online] Yoshitaka Kitao là người đứng đầu một tập đoàn tài chính lớn tại Nhật Bản - SBI Holding. Ông cũng là thành viên HĐQT công ty toàn cầu...

Trước khi thay đổi thế giới, hãy thay đổi mình

Trước khi thay đổi thế giới, hãy thay đổi mình

20/11/2016

[Vietnamnet] 300 ngày ở Harvard không phải là một cuốn sách để đọc một lèo là hết, mà là một cuốn sách để ta nhâm nhi, mỗi ngày một chút,...