Chào mừng bạn đã đến với Thái Hà Books!

[Ấn bản đặc biêt 06] Nghệ thuật tạo tác tượng Phật

Tác giả: PGS.TS. Trang Thanh Hiền
Khổ: 20 x 20cm
Hết hàng

Thời gian vận chuyển

- Sách sẽ được gửi từ 1 - 3 ngày sau khi nhận được đơn hàng
- Kiểm tra nhận hàng trước khi thanh toán
- Đổi trả trong 30 ngày nếu sản phẩm lỗi

[ThaiHaBooks] Nghệ thuật tạo tác tượng Phật ở Việt Nam là một trong những nghề có truyền thống lâu đời. Cho đến ngày nay, không ai biết chắc chắn nghề tạc tượng có từ bao giờ nhưng sự ra đời và phát triển của nó luôn song hành với việc thực hành nghi lễ tín ngưỡng Phật giáo nói chung. Những pho tượng Phật sớm nhất được biết đến ở Việt Nam hiện nay có niên đại khá muộn khoảng TK 11, trong khi đó sách vở thư tịch ghi chép về Phật giáo ở Việt Nam lại khá sớm. Theo đó, đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu công nguyên ở Luy Lâu, sau đó chuyển sang hai trung tâm Bành Thành, Lạc Dương ở Trung Hoa. Pho tượng Phật sớm nhất trong nghệ thuật Phật giáo Việt còn lại đến nay là tượng Adiđà chùa Phật Tích. Một trong những tác phẩm chuẩn mực nhất so với ba pho tượng có niên đại Lý còn sót lại. Nó giúp chúng ta hình dung về các nguyên tắc tạo tác tượng Phật giai đoạn này. Thời Trần, gần như không còn dấu tích nào về tượng Phật. Nghệ thuật Phật giáo thời Lê sơ thì hoàn toàn vắng bóng.Chỉ đến thời Mạc, với sự phục hưng của Phật giáo, nghệ thuật tạo tác tượng Phật đã cho ra đời những tác phẩm được xem là di sản của người Việt còn lại đến ngày nay. Lúc này, nghệ thuật tạo tác tượng Phật cũng đã khác xa với các nguyên tắc tạo hình mà chúng ta đã biết đến vào thời Lý ảnh hưởng đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các tác phẩm vô cùng nổi tiếng niện đại TK 16 như Quan Âm chùa Hội Hạ, Di Đà Tam Tôn chùa Thầy, TK 17 như Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp, TK18 như mười tám vị Tổ chùa Tây Phương… cùng vô số các pho tượng khác đã làm nên một điện Phật đông đảo.

Tao Tac Tuong Phat 1

03 ẤN BẢN TRÚC CHỈ “NGHỆ THUẬT TẠO TÁC TƯỢNG PHẬT TRONG CÁC NGÔI CHÙA VIỆT”
Nghệ thuật Trúc Chỉ chứa đựng khả năng tương tác với ánh sáng ở nhiều sắc độ để hiển bày vẻ đẹp thuần tịnh, còn đạo Phật lấy ánh sáng của nội tâm để soi tỏ con đường đạo. Vậy nên dường như nghệ thuật đồ họa Trúc chỉ đã tìm được một giá trị khó có thể thay thế trong các chủ đề tranh liên quan đến đạo Phật để làm nên cái đẹp thuần khiết và trong sáng.
Ba pho tượng Phật hiện diện trên các phiên bản Trúc chỉ “Nghệ thuật tạo tác tượng Phật trong các ngôi chùa Việt” gồm:
Thích Ca khoác áo cà sa
– Thích Ca thuyết pháp
– Thích Ca tọa thiền
Chương trình livestream đấu giá 03 phiên bản này vào lúc 11h00, ngày 18/12/2019 tại Fanpage Sách Thái Hà. Toàn bộ số tiền đấu giá sẽ được sẽ được cúng dường cho chùa Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Kênh Xuyên, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Công ty cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Review [Ấn bản đặc biêt 06] Nghệ thuật tạo tác tượng Phật

5 0% | 0 đánh giá
4 0% | 0 đánh giá
3 0% | 0 đánh giá
2 0% | 0 đánh giá
1 0% | 0 đánh giá
Đánh giá [Ấn bản đặc biêt 06] Nghệ thuật tạo tác tượng Phật
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
    +

    Chưa có đánh giá nào.

    Chưa có bình luận nào

    Sách liên quan

    An lạc từng bước chân

    An lạc từng bước chân

    109.000 87.200
    Chẳng cần ngồi yên vẫn có thể thiền

    Chẳng cần ngồi yên vẫn có thể thiền

    75.000 60.000
    Tu trong công việc (Tái bản 2022)

    Tu trong công việc (Tái bản 2022)

    79.000 63.200
    Phật học thời @

    Phật học thời @

    139.000 111.200
    Luận về Tái sinh

    Luận về Tái sinh

    219.000 175.200